- 23/08/2018
- 6566 lượt xem
- Ứng dụng xử lý nền đất yếu
Khu vực đất yếu rất dễ xảy ra hiện tượng đất hóa lỏng làm nền đất bị sụt lún và mất khả năng chịu tải.
Khu vực đất yếu rất dễ xảy ra hiện tượng đất hóa lỏng làm nền đất bị sụt lún và mất khả năng chịu tải. Một trong những thiệt hại nghiêm trọng của hiện tượng đất hóa lỏng là sự chuyển dịch thành dòng của nền đất, hay nói cách khác là “trôi chảy nền đất”. Khi đất bị hóa lỏng, độ liên kết giữa các hạt đất giảm đi rất nhiều, nếu độ liên kết giảm xuống gần bằng 0 thì chỉ cần sự mất cân bằng rất nhỏ về trọng lực cũng sẽ gây ra dịch chuyển rất lớn của nền đất.
Trong lòng đất có rất nhiều công trình ngầm như cống thoát nước; đường ống dẫn nước, điện, gas; miệng cống (manhole); bể ngầm chứa xăng dầu; đường ngầm trong lòng đất… Trong số những công trình này, có khá nhiều công trình có tỷ trọng nhỏ hơn so với hỗn hợp đất và nước xung quanh. Thông thường khi đất không bị hóa lỏng, dưới tác dụng của lực ma sát giữa nền đất xung quanh và bề mặt của công trình, công trình sẽ được giữ ổn định trong lòng đất. Tuy nhiên, khi hiện tượng đất hóa lỏng xảy ra, lực ma sát nói trên giảm về gần bằng 0, khiến công trình dịch chuyển trong lòng đất.
Đối với trường hợp nền đất yếu, những công trình ở gần mặt đất, bị sụt xuống cùng với sự sụt lún của nền đất. Tuy chỉ dịch chuyển một đoạn nhỏ trong lòng đất nhưng thiệt hại đối với các công trình này cũng rất lớn. Bởi những công trình trong lòng đất như đường ống dẫn nước, điện, gas; cống ngầm… thường kéo dài hàng km trong lòng đất. Khi đó tác dụng của đất khi bị hóa lỏng vào các công trình này là không giống nhau trên toàn bộ chiều dài của công trình, làm các thành phần của công trình dịch chuyển không đồng bộ, gây ra đứt gãy, hư hỏng.
Hình bên dưới là khớp nối của một đường ống nước bị gãy rời do sự dịch chuyển không đồng bộ giữa các bộ phận.
Để dễ hình dung những thiệt hại nào có thể xảy ra đối với một công trình ngầm dưới lòng đất, các bạn có thể xem qua hình bên dưới, đề cập đến một trường hợp cụ thể đó là hệ thống công trình thoát nước, tuy nhiên thiệt hại đối với các loại công trình khác (đường ngầm, bể chứa, ống dẫn khí…) có thể suy nghĩ tương tự như vậy.
Chính vì những ảnh hưởng nhỏ nhưng mang lại hậu quả vô cùng lớn, và chi phí khắc phục sửa chữa cũng không ít, ngay từ đầu các công trình đường giao thông, đường nội bộ, cầu cảng… cần phải nghiên cứu và đánh giá đúng về địa chất đất cũng như dự đoán về các chuyển vị có thể sẽ xảy ra, và lựa chọn giải pháp gia cố nền đất yếu trước khi tiến hành đặt các hệ thống ngầm dưới lòng đất.
Biện pháp gia cố cải tạo nền đất bằng Công nghệ Cọc Jet Grouting và Công nghệ Cọc Xi Măng Đất, để chịu tải và ổn định cho nền đất khu vực đường ống ngầm, được ưu tiên sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, vì những hiệu quả vượt trội của nó như:
- Chịu tải lớn
- Ổn định nền đất, chống sụt lún, sạt lở
- Thi công nhanh, kỹ thuật đơn giản
- Không cần bù lún
- Thi công được trong cả điều kiện hạ tầng đường giao thông đã hoàn thiện mà không ảnh hưởng đến kết cấu của nền đường.
- Thi công cả trong điều kiện mặt bằng hạn hẹp, hạn chế chiều cao.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC